Cach cau lenh co ban cho Raspberry Pi
1. Các câu lệnh cơ bản
- apt-get update: cập nhật phiên bản Raspbian. Lệnh này còn được dùng nếu bạn đổi Repository của Raspbian.
- apt-get upgrade: Nâng cấp toàn bộ các gói phần mềm đã cài đặt trên Raspbian.
- clear: Xóa màn hình terminal và các lệnh bạn đã thực thi trước đó. Lưu ý, nó chỉ xóa màn hình đi cho gọn, sạch mà thôi.
- date: Hiển thị ngày giờ hiện tại.
- find / -name example.txt: Tìm kiếm các file có tên là example.txt trên toàn hệ thống.
- nano example.txt: Mở file example.txt trong trình biên tập text Nano – Một trình biên tập text (text editor) quen thuộc của Linux
- poweroff: Tắt Raspberry Pi
- raspi-config: Mở menu thiết lập cấu hình Raspberry Pi hay Raspbian.
- reboot: Khởi động lại Raspberry Pi.
- shutdown -h now: Tắt Raspberry Pi ngay lập tức
- shutdown -h 01:22: Tắt Raspberry Pi vào lúc 1:22 AM.
- startx: Mở giao diện đồ họa của Raspbian (nếu bạn đang ở giao diện console)
2. Các câu lệnh liên quan đến file, folder
- cat example.txt: Hiển thị nội dung của file example.txt.
- cd /abc/xyz: Di chuyển từ thư mục hiện tại sang thư mục /abc/xyz.
- cp XXX: Copy file hoặc thư mục XXX và paste vào vị trí mới. Ví dụ: cp examplefile.txt /home/pi/office/ sẽ copy file examplefile.txt trong folder hiện tại đến /home/pi/office. Nếu file cần copy không ở folder hiện tại thì ghi rõ vị trí file cần copy (ví dụ cp /home/pi/documents/examplefile.txt /home/pi/office/ sẽ copy file examplefile.txt trong folder documents sang folder office).
- ls -la: Hiển thị danh sách các file trong folder với các thông tin file size, ngày sửa, quyền hạn của file.
- mkdir example_directory: Tạo folder tên example_directory bên trong folder hiện tại.
- mv XXX: Nội dung cú pháp lệnh như lệnh cp nhưng mục đích của lệnh mv là move file thay vì copy..
- rm example.txt: Xóa file example.txt.
- rmdir example_directory: Xóa thư mục example_directory (nếu thư mục này đang trống).
- touch: Tạo file trắng mới trong folder hiện tại. Có thể sử dụng các lệnh khác như nano, vi.
3. Các lệnh liên quan đến mạng
- ifconfig: Kiểm tra tình trạng mạng hiện tại trên Raspberry Pi. Bạn có thể biết IP của Raspberry Pi nếu đang kết nối.
- iwconfig: Kiểm tra adapter không dây nào đang chạy.
- iwlist wlan0 scan: Hiển thị danh sách các mạng wifi trong khu vực.
- iwlist wlan0 scan | grep ESSID: Hiển thị danh sách các mạng wifi trong khu vực có tên theo yêu cầu.
- nmap: Quét mạng và hiển thị các thiết bị đang kết nối, cổng, giao thức, trạng thái của hệ thống, địa chỉ MAC và các thông tin khác.
- ping: Kiểm tra kết nối giữa các thiết bị trong mạng.
- wget http://www.website.com/example.txt: Tải file example.txt từ trên mạng về và lưu vào folder hiện tại.
4. Các lệnh liên quan đến hệ thống
- cat /proc/meminfo: Hiển thị thông tin chi tiết về RAM của Raspberry Pi.
- cat /proc/partitions: Hiển thị thông tin các phân vùng của thẻ nhớ hoặc ổ cứng hoặc USB cắm trên Raspberry Pi.
- cat /proc/version: Hiển thị phiên bản Raspberry Pi đang sử dụng
- df -h: Hiển thị thông tin dung lượng lưu trữ còn trống.
- dpkg –get-selections | grep XXX: Hiển thị các gói phần mềm đã cài đặt có liên quan đến từ khóa XXX.
- dpkg –get-selections: Hiển thị toàn bộ các phần mềm đã cài trên Raspberry Pi.
- free: Hiển thị lượng RAM còn trống.
- hostname -I: Hiển thị IP củaRaspberry Pi.
- lsusb: Liệt kê các thiết bị USB đang cắm vào Raspberry Pi.
- UP key: Bấm phím mũi tên lên sẽ hiển thị các lệnh đã từng chạy trước đây.
- vcgencmd measure_temp: Hiển thị thông tin nhiệt độ GPU. Chi tiết có thể tham khảo thêm Kiểm tra nhiệt độ Raspberry Pi.
- vcgencmd get_mem arm && vcgencmd get_mem gpu: Hiển thị thông tin RAM của CPU và GPU.
Cach cau lenh co ban cho Raspberry Pi
Reviewed by Jacky
on
October 14, 2017
Rating:
No comments: